Bỉnh phong

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
Vùng huyệt là nơi dễ chịu (nhận) tác động của phong khí vào. Huyệt có tác dụng trị bệnh liên hệ đến phong khí, vì vậy gọi là Bỉnh Phong (Trung Y Cương Mục)

BỈNH PHONG

BỈNH PHONG (Bìngfeng). Huyệt thứ 12 thuộc Tiểu trường kinh (SI 12). Tên gọi: Bỉnh ( có nghĩa là tiếp nhận hay chấp nhận cái gì đó); Phong ( có nghĩa là gió, ở đây nói đến tác nhân bên ngoài gây ra bệnh. Vùng kế cận có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió gây ra bệnh, cũng như vùng huyệt có giá trị trong việc chữa trị những tình trạng có liên quan tới phong nên gọi là Bỉnh phong ( nhận gió).

Tên Huyệt:

Vùng huyệt là nơi dễ chịu (nhận) tác động của phong khí vào. Huyệt có tác dụng trị bệnh liên hệ đến phong khí, vì vậy, gọi là Bỉnh Phong (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 12 của kinh Tiểu Trường.

+ Huyệt giao hội với kinh Đại Trường, Tam Tiêu và Đởm.

Vị Trí:

Bảo người bệnh giơ tay lên, huyệt ở chỗ lõm trên gai xương bả vai, phía thẳng với chỗ dầy nhất của gai xương sống bả vai, trên huyệt Thiên Tông, giữa huyệt Cự Cốt và Khúc Viên.

Huyệt Bỉnh Phong, đau bả vai

Huyệt Bỉnh Phong

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ thang, cơ trên gai, xương bả vai.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu và nhánh của dây thần kinh trên vai.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

Chủ Trị:

Trị khớp vai đau, bả vai đau, vùng chi trên đau tê.

Châm Cứu:

Châm thẳng sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

Ghi Chú: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc lan rộng ra chung quanh.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864