Cách sơ cứu và phòng bệnh nhồi máu cơ tim

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Hàng năm bệnh nhồi máu cơ tim dẫn đến gần 600.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 50% ca bệnh bị tử vong trước khi đến bệnh viện điều trị. Do vậy, việc sơ cứu thành công bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, giảm tối đa nguy cơ tử vong.

Hàng năm bệnh nhồi máu cơ tim dẫn đến gần 600.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 50% ca bệnh bị tử vong trước khi đến bệnh viện điều trị. Do vậy, việc sơ cứu thành công bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, giảm tối đa nguy cơ tử vong.

Biểu hiện:

- Cơn đau thắt ngực thông thường: là biểu hiện đau ngực dự đoán trước được, thường chỉ xuất hiện trong vài phút, do cơ tim không được nhận đủ lượng máu và oxy mà nó cần. Cơn đau thường xảy ra khi người bệnh căng thẳng hoặc hoạt động gắng sức làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Biểu hiện đau sẽ nhanh chóng được giảm bớt sau khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch, và cơ tim không bị tổn thương vĩnh viễn.

- Cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim: thường xuất hiện với cường độ mạnh và liên tục, được mô tả giống như đang có một bàn tay bóp nghẹt lấy trái tim, đau có thể lan tới vai, cổ, hàm và cánh tay. Cơn đau kéo dài hơn, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc. Cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim xảy ra khi lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim bị giảm sút đáng kể hoặc bị chặn lại hoàn toàn, khiến một vùng cơ tim bị chết đi và để lại những tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục.

Ở mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện, mức độ đau ngực khác nhau.

Một số dấu hiệu nhồi máu cơ tim khác gồm có:

- Cảm giác đau thắt ngực không thở nổi như bị đè nén, cứng hàm họng như bị bóp nghẹn cổ.

- Khó thở, hụt hơi, thở gấp đột ngột. Cảm giác bồn chồn, hốt hoảng và cảm giác cái chết đang đến gần

- Chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn, mệt và cảm thấy như kiệt sức

- Đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ bất thường - đây là dấu hiệu rất đặc trưng của nhồi máu cơ tim

- Đầy trướng bụng, buồn đi cầu có thể xuất hiện trước khi cơn nhồi máu xảy ra, vì thế dễ nhầm với bệnh đường tiêu hóa.

Các dấu hiệu khác

- Chóng mặt, choáng váng

- Cảm giác muốn đi đại tiện

- Toát mồ hôi lạnh

- Vã mồ hôi

- Lo lắng quá mức...

Cách sơ cứu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim:

- Trước mức độ nguy hiểm của cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh khi gặp phải biểu hiện đau thắt ngực cần phải được nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để được hỗ trợ điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, trong lúc đợi xe cấp cứu, gia đình của bệnh nhân nên có cách sơ cứu nhồi máu cơ tim tạm thời để người bệnh vượt qua cơn nguy cấp và bảo toàn được tính mạng.

Cấp cứu nạn nhân bị nhồi máu cơ tim 

Đối với bản thân người bệnh

- Phải dừng ngay mọi công việc đang làm, ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (co đầu gối, nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất).

- Buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mặt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi để tránh bị căng thẳng và tim bị mệt.

- Cởi bớt áo khoác ngoài, nới rộng khăn quàng cổ, cà vạt (nếu có).

- Uống một liều thuốc trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ. Trong trường hợp có sẵn thuốc mang theo bên người, nên dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin hoặc xịt dưới lưỡi 2 lần Nitroglycerin dạng xịt trong khi chờ đợi xe cấp cứu. Nếu sau 5 phút mà cơn đau ngực vẫn chưa đỡ có thể dùng thêm một liều nữa.

- Nếu bệnh nhân được bác sĩ cho uống aspirin (một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu), người bệnh có thể nhai luôn một viên Aspirin hoặc uống dạng sủi để phòng cục máu đông và nhanh chóng đưa đến bác sĩ để được điều trị ngay, không nên để quá 15 phút.

- Nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc nhờ họ đưa bạn đến bệnh viện gần nhất.

 Đối với người thân của bệnh nhân

 - Khi quan sát thấy người bệnh còn tỉnh, hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng.

- Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin... trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước, hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn.

Nếu người bệnh đã bất tỉnh, có thể thực hiện theo 2 cách sau:

* Ép tim ngoài lồng ngực

Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim (khoảng giữa 2 núm vú - khoang liên sườn 4 – 5 bên trái, ngay trên xương ức), dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

* Hô hấp nhân tạo

Đặt người bệnh nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, rồi kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần lưu ý là bạn chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu này nếu đã nắm rõ kỹ thuật và đã được huấn luyện thực hành các kỹ thuật này.

Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sẽ giúp người bệnh tim mạch ngăn ngừa được cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện và kéo dài tuổi thọ, bằng cách:

- Không hút thuốc lá

- Giảm cholesterol máu: Giảm được 10% mức tăng cholesterol máu sẽ giúp bạn giảm được tới 21% nguy cơ tử vong vì nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành. 

- Kiểm soát tốt huyết áp: Với những người bệnh có mức huyết áp cao thì việc giảm được 5-6mmHg huyết áp tâm trương sẽ giúp giảm tỉ lệ gặp phải dấu hiệu nhồi máu cơ tim xuống 14%. 

- Tập thể dục đều đặn.

- Chế độ ăn uống lành mạnh.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.

Tiêu thụ chất béo một cách thông minh: lựa chọn các loại dầu từ thực vật, chỉ ăn thịt nạc, bỏ mỡ và da, không nên ăn quá 2 quả trứng mỗi tuần, hạn chế đồ chiên, nướng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt như xúc xích, khoai tây chiên, bánh nướng…

- Ăn 2-3 bữa (khoảng 150g) cá và hải sản mỗi tuần.

- Lựa chọn các loại sữa ít béo, sữa đã tách bơ, sữa chua.

- Tránh nêm nhiều muối vào thức ăn. Hạn chế các thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao như cá khô, dưa muối, cà muối,…

- Hạn chế các thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo, thức uống có đường…

- Hạn chế uống nhiều rượu, chỉ nên uống 1-2 ly rượu vang nhỏ mỗi ngày.

Hãy liên hệ ngay với Y Dược Nguyễn Hữu Hách khi bạn có các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

PHÒNG KHÁM BỆNH ĐÔNG Y NGUYỄN HỮU HÁCH

96 Mê linh - 625 Nguyễn Văn Linh - Hải Phòng

Hotline: 0839.968.864

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864