Ích trí nhân vị thuốc bổ thận

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Ích trí nhân theo y học cổ truyền là vị thuốc bổ thận, cố khí, sáp tinh. Vị thuốc thường được sử dụng để điều trị các chứng tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu mất kiểm soát, tiểu không tự chủ.

Ích trí nhân theo y học cổ truyền là vị thuốc bổ thận, cố khí, sáp tinh. Vị thuốc thường được sử dụng để điều trị các chứng tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu mất kiểm soát, tiểu không tự chủ.

Tên gọi khác: Anh hoa khố, Ích chí tử, Trích đinh tử

Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq

Họ: Gừng – Zinggiberaceae

1. Tính vị

- Tính ôn, không độc, vị cay (theo Khai Bảo Bản Kinh)

- Tính ôn, vị cay (theo Trung Dược Đại Từ Điển)

- Tính nhiệt, vị đắng, cay (theo Bản Thảo Tiện Độc)

2. Quy kinh

- Kinh thủ Thái âm Phế (theo Bản Thảo Kinh Giải).

- Kinh Thận, Tỳ (theo Trung Dược Đại Từ Điển)

- Kinh Thận, Tỳ, Vị (theo Lôi Công Bào Chích Luận)

- Kinh túc Thái âm Tỳ, thủ thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

Ức chế sự co bóp của đại tràng, hỗ trợ làm giãn mạch, cường tim (theo Trung Dược Học).

Ức chế tình trạng viêm tuyến liệt (theo Giang Cẩm Bang, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990)

Chống viêm loét dạ dày (theo Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990)

Tăng ngoại vi huyết dịch tế bào bạch cầu (theo Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học)

Theo y học cổ truyền:

Ích khí, bổ bất túc, an tam tiêu, an thần, điều hòa khí huyết (theo Bản Thảo Thập Di).

Nhiếp diên, cố tinh, ôn thận, súc niệu, khai vị, ôn tỳ (theo Trung Dược Học)

Hỗ trợ làm uất kết khí được tuyên thông, tiễn thực, ôn trưng, tẩy tiểu tiện, sáp tinh cố khí, nhiếp diên hóa (theo Bản Thảo Bị Yếu).

Chủ trị:

Di tinh, tiểu dắt, hư lậu (theo Bản Thảo Thập Di).

Chữa bụng đau do lạnh, tiêu chảy, di tinh, đái dầm, chảy nhiều nước dãi, băng lậu (theo Trung Dược Học).

4. Cách dùng – Liều lượng

- Ích chí tử có thể dùng độc vị hoặc dùng kết hợp, có thể tán bột hoặc sắc thành thuốc.

- Liều lượng khuyến cáo: 4 – 12 g mỗi ngày.

- Kiêng kỵ khi sử dụng Ích trí nhân

- Người băng huyết do nhiệt, bạch trọc, không dùng (theo Bản Thảo Bị Yếu).

- Người huyết táo, có hỏa không được dùng (theo Bản Kinh Phùng Nguyên).

- Âm hư, thủy, táo nhiệt, không nên dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

- Ích trí nhân tính nhiệt, vị thơm, do đó người sẵn táo nhiệt, có hỏa cần kiêng, không nên dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

- Ích trí nhân là vị thuốc không độc, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về thận, tiểu đêm hoặc tiểu mất tự chủ. Mắc vị dược liệu không chứa độc, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vị thuốc.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864