Vị thuốc chữa bệnh tiêu mỡ hiệu quả

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Trong Đông Y có những vị thuốc rất hay chữa bệnh tiêu mỡ hiệu quả. Tiêu biểu là những vị thuốc như lá sen, sơn tra, quế, ngũ vị...

Trong Đông Y có những vị thuốc rất hay chữa bệnh tiêu mỡ hiệu quả. Tiêu biểu là những vị thuốc:

Vị lá sen

Lá sen là một loại lá quen thuộc với người dân Việt Nam, dùng để ướp trà, gói xôi, phơi khô nấu nước uống... Nhưng ít người biết đến tác dụng tuyệt vời của lá đối với sức khỏe con người như giảm cân, chống mất ngủ, giảm huyết áp... Cùng nhà thuốc An Quốc Thái tìm hiểu về thảo dược này nhé!

Lá sen chứa hàm lượng quercetin và flavonods cao, giúp chống viêm đồng thời tác dộng mạnh mẽ vào các mao mạch của cơ thể. Đồng thời lá còn chứa nhiều chất như tanin, các ancaloit, hoạt chất tốt khác...

Lá sen có vị hơi đắng, tính bình, an toàn cho cơ thể. Mùi thơm hơi nhẹ, giúp ích nhiều cho các bệnh về thận, thanh nhiệt, tim mạch...

Lá sen thật sự đã ngăn ngừa tình trạng béo phì rất tốt, từ việc tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể được ổn định về vóc dáng, cân nặng... Đồng thời tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan như béo phì, mỡ trong máu.

Cách làm:

Lấy khoảng 100 gam lá sen khô, cùng với sơn trà, hạt ý dĩ khoảng 20 gam, vỏ quýt 10 gam. Đem tất cả xay thành bột, rồi cho vào bình nước, rót nước sôi vào hãm trà uống. Uông kiên trì trong 100 ngày, đảm bảo sẽ có một cơ thể tuyệt vời như bạn mong đợi.

Sơn tra

Sơn tra chứa fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, caroten; Ca, P, Fe, các acid tarlaric, citric…; tannin, flavonoid. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C, caroten và canxi rất cao thích hợp cho phụ nữ có thai, trẻ em, người già. Sơn tra giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu; lợi niệu, kháng khuẩn, trợ tiêu hóa, chống u bướu, trợ tim.

Ngũ vị

Theo Đông y, quả ngũ vị có vị chua, tính ấm, qui vào kinh Thận và Phổi (tác động vào quá trình hoạt động của Thận và Phổi).

Tác dụng của vị thuốc này là: Thu liễm, phế khí, chỉ tả, chỉ khái, sáp trường, liễm hãn, an thần (Theo Trung Dược Học).

Trong y học hiện đại, Ngũ Vị Tử có tác dụng gì? Dưới đây là những công dụng cụ thể của loại cây này:

Tác động tới hệ thần kinh trung ương: Sắc nước quả Ngũ Vị rồi uống hàng ngày sẽ giúp kích thích hệ thần kinh trung ương ở cột sống và não. Xoa dịu căng thẳng. Tác dụng kích thích ở những phản xạ có điều kiện.

Tác động tới hệ thần kinh ngoại biên: Khi nghiên cứu, tiêm chất Schizandrin trong quả ngũ vị vào khoang bụng chuột nhắt thì thấy cơ thể bị kích thích sản sinh ra chất Cholin. Liều nhỏ kích thích tiếp nhận chất Nicotin.

Tác động tới hệ hô hấp: Nước sắc quả Ngũ Vị Tử tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương từ đó kích thích hoạt động hô hấp.

Tác động tới hệ tim mạch: Dịch chiết xuất Alcol của loại quả này có công dụng làm giãn mạch giúp hạ huyết áp trong những trường hợp huyết áp tăng cao bất thường.

Tác động với tử cung: Nghiên cứu trên thỏ cho thấy, Ngũ Vị kích thích đồng nhất trên tử cung thỏ dù cơ thể thỏ cái đang mang thai, không có thai hay sau khi đã sinh. Cụ thể, hoạt chất đẩy mạnh nhịp co thắt của tử cung do đó được sử dụng như một loại thuốc phá thai.

Tác dụng chuyển hóa: Các báo cáo đều đưa ra một kết luận chung là hoạt chất trong quả ngũ vị làm tăng lượng Glycogen và Glucose ở gan đồng thời còn tăng nồng độ Acid Lactic. Thuốc còn có tác dụng gia tăng sự hấp thu chất P32, tăng cường độ hoạt động của lục phủ ngũ tạng, đẩy mạnh hoạt động của Phosphate.

Tác dụng đối với giác quan: Làm tăng nhãn lực và tăng độ nhận biết của xúc giác.

Điều trị suy nhược thần kinh: Tiến hành điều trị cho 73 bệnh nhân (có các triệu chứng tiêu biểu là chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, đau đầu, mất ngủ) cho kết quả 43 ca khỏi hoàn toàn, 13 ca có tiến triển tích cực.

Có hiệu quả trong điều trị viêm gan nhiễm trùng không vàng da: Trong 102 bệnh nhân được cho uống nước Ngũ Vị, 76% bệnh nhân cho thấy tín hiệu khả quan, chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị. Hiệu quả điều trị bệnh lý lên tới 72% mà không có tác dụng phụ.

- Người bị chảy máu đường ruột, đi tiểu ra máu, rong kinh

- Bệnh nhân đau dạ dày, lá lách, gan

- Người cao huyết áp

- Người béo phì, muốn giảm cân

- Người bị stress, ăn không ngon, ngủ không sâu

- Người bị sốt xuất huyết, đau mắt, chảy máu cam, nôn ra máu

- Người bình thường vẫn có thể sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não

Lưu ý: Một số trường hợp không nên dùng Lá Sen

- Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh

- Phụ nữ mang thai

- Người huyết áp thấp.

- Ngoài ra khi bổ khí, cũng sẽ có tác dụng tiêu mỡ.

- Quế cũng có tác dụng tiêu mỡ

Giảm cân bằng quế không chỉ an toàn mà còn mang tới những lợi ích về sức khỏe. Việc kiên trì áp dụng giảm cân bằng bột quế đúng cách, phù hợp có thể giảm ngay 3 – 5cm vòng eo ngay sau 3 tuần.

Cách nấu nước quế làm giảm mỡ bụng

Bước 1: Chuẩn bị 5g bột quế , nửa lít nước lọc

Bước 2: Đun sôi nước lọc sau đó bỏ bột quế vào và hạ nhỏ lửa

Bước 3: Tiếp tục đun trong 5 phút rồi cho vào ấm để lọc lấy nước.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864